Phụ nữa có thai có được chích vaccin ngừa Covid không

30.8.21

Theo quy định mới của bộ y tế hiện nay phụ nữ có thai trên 13 tuần hoặc nhân viên y tế có thai làm việc trong môi trường nguy cơ lây nhiễm cao sẽ được tiêm vaccin để bảo vệ thai phụ trước các đợt bùng phát nguy hiểm của Covid 19
Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh thai phụ có thể đăng ký khám và tiêm ngừa tại 
  1. Bệnh viện phụ sản Từ Dũ
    Link đăng ký tiêm ngừa tại bệnh viện Từ Dũ


  2. Bệnh viện phụ sản Hùng Vương
    Link đăng ký tiêm ngừa tại bệnh viện Hùng Vương

  3. Bệnh viện đại học Y dược cơ sở 2

    trước khi đi bạn nhớ khai báo y tế tại: https://kbyt.khambenh.gov.vn/
          và khai báo di chuyện nội địa tại: https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn/

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân F0 tại nhà theo phát đồ Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh

29.8.21

 Đây là phát đồ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân F0 được Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 27/08/2021. Nguồn : Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) hiệu chỉnh poster ngày 29/08/2021. Có kèm hướng dẫn sẽ sử dụng các gói thuốc dành cho bệnh nhân F0 tại nhà. (Click vào từng hình để xem được rõ hơn)

















Tải tài liệu bản PDF ở đây



Bạn cần chuẩn bị gì để bảo vệ gia đình trước đại dịch Covid 19

 Đại dịch Covid 19 đang bùng phát dữ dội ở Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, chúng ta có thể làm gì để bảo vệ chính mình và người thân 



  1. Tiêm vaccin: 

    Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành tiêm vacccin cho trẻ 12 tuổi trở lên và người lớn, phụ nữ mang thai trên 13 tuần, việc này góp phần tạo ra miễn dịch trong cộng đồng dân cân, làm giảm khả năng bị nhiễm bệnh cũng như khả năng bị nặng lên nếu chẳng may bạn bị nhiễm bệnh Covid. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người bị Covid trở nặng xảy ra ở phần lớn hầu hết người chưa tiêm vaccin. Hơn nữa do sự biến đổi của biến chủng Covid nên trong tương lai sau khi chúng ta đã tiêm đủ 2 mũi có nhiều khả năng sẽ tiêm nhắc lại để đối phó với các biến chủng mới, vậy nên bạn cũng đừng quá câu toàn với loại vaccin mà bạn sẽ tiêm, bởi lẽ nhưng vaccin đang lưu hành ở Việt Nam hiện nay đều là những loại vaccin tốt đã được nghiên cứu, thử nghiệm và chứng minh tính hiệu quả cũng như an toàn. Vaccin sớm nhất là vaccin tốt nhất.

  2. Biện pháp 5K: 

    Sẽ không cần nói nhiều về biện pháp này bởi ai trong chúng ta cũng đã biết quá rõ từ khi những đợt dịch Covid trước xuất hiện, việc đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách, khai báo y tế và không tụ tập đông người là những biện pháp căn bản nhất để bảo vệ chính bạn và cộng đồng, đừng bao giờ quên điều này.

  3. Tăng cường tập thể dục tại nhà: 



    Do tình hình dãn cách chúng ta không thể ra công viên hay đến phòng tập nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tập tại nhà với các bài tập thể dục cơ bản, hoặc lên xuống cầu thang, đi lại trong nhà, điều này sẽ giúp các mạch máu trong cơ thể bạn được lưu thông tốt hơn cũng như hệ miễn dịch đề kháng của bạn hoạt động tốt hơn, giúp phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe.

  4. Ăn uống điều độ hợp lý, giúp duy trì cân nặng lý tưởng, chỉ số BMI phù hợp.
     


    Việc ăn uống hợp lý đặc biệt các thực phẩm giàu vitamin như rau củ, trái cây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng. Một ly nước cam hay nước chanh mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ sung vitamin C và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

Bệnh nhân F0 cần theo dõi gì tại nhà

28.8.21

 Một khi đã được xác định nhiễm Covid 19 đây là những điều mà người bệnh Covid 19 cần được theo dỏi:

  1. Chỉ số Sp02 trong máu: phải luôn luôn từ 95% trở lên, tuy nhiên bất kể nồng độ oxy máu trong cơ thể bạn là bao nhiêu nhưng nếu bạn cảm thấy khó thở thì hãy lập tức liên lạc cơ quan y tế hoặc bệnh viện gần nhất để nhập viện vì có thể thiết bị bạn đo bị sai hoặc trong một số trường hợp như ngộ độc CO thì SpO2 máu vẫn bình thường
  2. Mạch : ký hiệu là rpm : mạch bình thường từ 60 đến 100 lần mỗi phút , nếu mạch của bạn lớn hơn 100 hay nhỏ hơn 60 là bất thường
  3. Nhịp thở: đếm nhịp thở trong 1 phút, nhịp thở người lớn bình thường luôn từ 16-20 lần/phút, nếu trên 20 lần tức là bạn bắt đầu có thở nhanh, trên 30 lần/phút là bạn đã có dấu hiệu nghiêm trọng đường thở cần can thiệp. 
    Riêng ở trẻ sẽ có chỉ số nhịp thở khác với người lớn
Riêng nhịp thở ở trẻ em sẽ khác với người lớn: 

  • Trẻ sơ sinh: 40 - 60 lần/phút
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 35 - 40 lần/phút
  • Trẻ từ 7 - 12 tháng: 30 - 35 lần/phút
  • Trẻ từ 2 - 3 tuổi: 25 - 30 lần/phút
  • Trẻ từ 4 - 6 tuổi: 20 - 25 lần/ phút
  • Trẻ từ 7 - 15 tuổi: 18 -20 lần/phút
Hướng dẫn đo SpO2 tại nhà


Rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khẩn tay nhanh tốt hơn?

27.8.21

 Trước và sau khi dịch Covid 19 xuất hiện, việc rửa tay với xà phòng và sát khuẩn tay nhanh luôn là 2 biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn và các virus gây bệnh thường gặp. Vậy biện pháp nào là hiệu quả nhất đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch Covid 19 bùng phát như hiện nay



Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đơn được đăng trên Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ (PubMed) vào tháng 5 năm 2020 các nhà khoa học ở Ấn Độ đã nghiên cứu về hiệu quả việc loại bỏ virus và vi sinh vật trên tay của 3 nhóm  sinh viên nha khoa : 

  • nhóm rửa tay bằng nước sát khuẩn  : đạt hiệu quả 94,29%
  • nhóm rửa tay bằng xà  phòng            : đạt hiệu quả 92,31 %
  • nhóm kết hợp 2 phương pháp           : đạt hiệu quả 100%
Kết quả cho thấy không có sự chênh lệch khác biệt đáng kẻgiữa các phương pháp rửa tay

Tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7358852/ 

Vậy còn trong việc ngăn chặn và phòng tránh dịch bệnh Covid 19 thì sao?

Các nhà khoa học ở Viện khoa học Úc đã chỉ ra rằng cả 2 phương pháp này đều có hiệu quả ngang nhau trong việc phòng trừ virus Sars-Cov-2, bạn cẩn phải để xà phòng hoặc chất sát khuẩn len lõi hết các kẻ tay và đầu ngón tay tối thiểu 20s để đạt hiệu quả tiệt trừ mầm bệnh. Ngay cả khi bạn đã nhễm bệnh thì việc giữ gìn vệ sinh hợp lý cũng là cách ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh cho những người xung quanh.
Tham khảo: https://www.science.org.au/curious/people-medicine/hand-sanitiser-or-soap-making-informed-choice-covid-19

Tóm lại: việc chọn dùng dung dịch sát khuẩn hay dung dịch sát khuẩn tay nhanh đều có ý nghĩa phòng bệnh tương đương nhau, bạn cần phải rửa tay hết các phần khuất nhất của bàn tay trong 20 giây để đảm bảo hiệu quả. Việc chọn phương pháp vệ sinh nào là tùy vào điều kiện khu vực nơi bạn hiện có. Nếu bạn chọn dung dịch sát khuẩn, phải đảm bảo có nồng độ cồn trền 60% và phải thường xuyên kiểm tra vì cồn rất dễ bay hơi làm giảm nồng độ và hiệu quả sát khuẩn. 



Làm sao để tránh bị nhiễm và ngăn chặn sự lây lan của Covid 19

26.8.21

 Số ca nhiễm và người mất vì  Covid ở Việt Nam và đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang ở mức rất cao và chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt. Chúng ta hoàn toàn có thể nhiễm bệnh hoặc lây bệnh cho người khác dù răng trước đó đã đượ tiêm ngừa hoặc từng mắc Covid 19.Vậy làm thế nào để ngăn chặn được đại dịch này?



Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thức lây lan của Virus Sars-Cov-2 , virus gây nên bệnh Covis 19:
   
Bạn có thể bị lây khi tiếp xúc gần với người có mang virus, người bị nhiễm Covid hoàn thể có thế lây lan ngay cả khi họ hoàn toàn không có triệu chứng gì.
Khi ai đó mang virus nói chuyện, hít thở, ho, hoặc hắt hơi họ sẽ tiết ra những giọt nhỏ có chứa virus. Bạn có thể bị nhiễm Covid nếu hít phải những giọt nhỏ lơ lửng trong không khí chứ virus hoặc chạm tay vào bề mặt phủ đầy những giọt này.



Nguy cơ lây nhiễm cao nhất là nơi đông người, hoặc khu vực kín.

 

Những điều bạn nên làm để tránh bị nhiễm bệnh hoặc hạn chế lây lan Covid cho người khác:

  1. Tiêm ngừa; liên lạc y tế phường xã để đăng ký và tiêm ngừa
  2. Không tụ tập đông người, hạn chế gặp trực tiếp
  3. Mở cửa sổ thông thoáng để không khí và ánh sáng lưu thông đặc biệt khi có tiếp xúc nhiều người trong nhà
  4. Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà
  5. Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn. 
Những việc không nên làm : 
  1. Đưa tay lên mắt mũi miệng
  2. Không đeo khẩu trang
  3. Không tiêm vaccin ngừa Covid
Khi nào cần phải xét nghiệm kiểm tra Covid
Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào: 
  1. Sốt cao
  2. Ho liên tục
  3. Mất khứu giác hoặc vị giác
Bạn cần liên lạc y tế hoặc CDC địa phương để được hướng dẫn xét nghiệm, nếu ở thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể gọi 0281022
Tham khảo: https://www.nhs.uk/conditions/coronavirus-covid-19/how-to-avoid-catching-and-spreading-coronavirus-covid-19/